Ngày nay, aptomat chống giật là thiết bị không thể thiếu ở bất cứ nơi nào sử dụng điện năng. Có rất nhiều loại aptomat chống giật khác nhau nhưng phổ biến gồm có 3 loại: RCBO, RCCB và ELCB. Hãy cùng bài viết sau đây phân biệt sự khác nhau giữa chúng nhé!
Cách nào để phân biệt các loại aptomat chống giật RCBO, RCCB và ELCB
Về mặt lý thuyết, cả 3 loại aptomat đều mang chức năng ngắt mạch điện khi xảy ra sự cố. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có sự khác nhau về tính năng, hiệu suất và ứng dụng thực tiễn.
Như đã nói, mỗi loại có các chức năng bảo vệ khác nhau. Nhìn chung, chức năng của RCCB và ELCB là giống nhau, chúng tập trung vào khả năng chống giật khi phát hiện dòng điện rò. ELCB điện áp là thế hệ cũ của RCCB nên có thể nói rằng ELCB đã khá lỗi thời. Tuy nhiên cả 2 loại này đều không có khả năng bảo vệ trước hiện tượng ngắn mạch. Vì vậy, RCBO ra đời như một thiết bị kết hợp cả chức năng của RCCB và MCB (bảo vệ ngắn mạch).
Các loại aptomat chống giật có gì khác nhau
ELCB
Có 2 loại ELCB là ELCB điện áp và ELCB dòng điện.
Đối với ELCB dòng điện, nó là loại MCCB hay MCB thông thường nhưng có thêm cảm biến dò ròng. Điều này giúp cho ELCB dòng điện có chức năng ngắt điện khi phát hiện sự cố ngắn mạch. Điều này giúp ngăn chặn quá tải và dòng rò ở mạch điện phía sau nó.
Loại thứ 2 là ELCB điện áp, nó là thế hệ cũ của RCCB. Cơ chế hoạt động của nó tương tự RCCB nhưng phức tạp hơn nên hiện tại loại thiết bị này đã lỗi thời. ELCB thường được ứng dụng để bảo vệ các thiết bị điện gia dụng và con người khỏi bị điện giật.
RCCB
RCCB là một aptomat chống giật không thể thiếu trong các hộ gia đình. Đây là thiết bị có thể phát hiện và đo dòng điện rò, thường lắp trong hộp phân phối điện. Tuy nhiên thiết bị này lại không có chức năng bảo vệ chập mạch (ngắn mạch) như các dòng MCB. Bù lại, khả năng chống giật do dòng điện rò của nó rất tốt trong bảo vệ tính mạng con người.
Thông thường, RCCB được lắp đặt trong mỗi tầng của một căn nhà (với nhà nhiều tầng). Khi phát hiện dòng điện rò vượt quá giá trị, nó sẽ lập tức ngắt và cô lập nguồn điện trong nhà.
RCBO
Như đã đề cập, RCCB và ELCB điện áp không có chức năng ngăn chặn hiện tượng ngắn mạch. Do đó, MCB và RCCB đã được kết hợp lại để tạo ra RCBO với chức năng tích hợp. Cơ chế hoạt động của nó tương tự như hai thiết bị đó nhưng nó mang lại hiệu quả đáng tin cậy hơn. RCBO có cả tính năng bảo vệ quá tải và rò rỉ điện chỉ trong 1 thiết bị.
Nên chọn loại aptomat chống giật nào
Cả 3 loại aptomat chống giật trên đều có thể bảo vệ tính mạng con người và máy móc hiệu quả. Tuy nhiên, do RCCB và ELCB có cùng chức năng và cơ chế nên chúng ta sẽ lấy RCCB làm đại diện.
Dựa trên nhu cầu và mục đích sử dụng, có thể chia làm 2 cách chọn sau:
- Nếu bạn muốn một aptomat đa năng tích hợp cả chức năng chống quá tải và dòng rò, hãy chọn RCCB. Thông số cần xem sẽ theo MCB.
- Còn nếu chọn RCCB thì trong hệ thống điện nên lắp thêm MCB và lắp MCB trước. Chú ý thông số của RCCB cần phải lớn hơn MCB.
Mua aptomat chống giật của thương hiệu nào
Hiện nay, không quá khó để tìm thấy vô số các loại aptomat chống giật với nhiều thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, để chọn được một thiết bị vừa uy tín nhưng lại có giá tốt thì lại rất khó.
Nếu bạn đang đắn đo suy nghĩ, aptomat chống giật Doepke đến từ Công ty TNHH ELEC SAFTE đảm bảo sẽ cho bạn một sản phẩm hoàn hảo về mọi mặt. Với công nghệ an toàn điện đến từ Đức, chúng tôi tự hào là dòng sản phẩm mang đến chất lượng và giá cả hàng đầu thế giới.
Tổng kết
Aptomat chống giật là một thiết bị chắc chắn phải có trong mỗi hộ gia đình hoặc nơi sản xuất. Việc hiểu được chức năng của mỗi loại sẽ giúp bạn chọn sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu. Hãy nhanh tay liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được sự tư vấn chi tiết nhất nhé!
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH ELEC SAFTE
Fanpage: CB DOEPKE Chống Giật Cách Ly – Công Nghệ Đức
Hotline: 0921 78 00 78 – 0779 550 199
Email: cbdoepke.esft@gmail.com
Địa chỉ: Số 1, Đường 15, Phường 4, Quận 4CB Chống điện giật